Quyền hạn và trách nhiệm Dewan_Rakyat

Như các cơ quan lập pháp các nước khác, Quốc hội Malaysia có trách nhiệm giải thích, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản pháp luật.

Các đại biểu được phép thảo luận về vấn đề nào đó mà không sợ bị chỉ trích từ bên ngoài Quốc hội, cơ quan duy nhất có quyền khiển trách đại biểu là Ủy ban Đặc ân của viện. Khả năng miễn trừ đại biểu có hiệu lực khi đại biểu nhậm chức, và chỉ áp dụng cho các đại biểu trong phòng họp, không áp dụng cho các ý kiến được bày tỏ ở ngoài Quốc hội. Một ngoại lệ khác được đưa ra theo Đạo luật Nổi loạn thông qua bởi Nghị viện trong cuộc bạo động sắc tộc ngày 13/5/1969. Theo luật, tất cả các cuộc thảo luận công khai về việc bãi bỏ một số điều trong Hiến pháp đối với người gốc Mã Lai như điều 153 Hiến pháp đều bất hợp pháp. Việc cấm được mở rộng cho tất cả thành viên của Nghị viện.[2] Các thành viên của Nghị viện cũng bị cấm chỉ trích nhà vua và các thẩm phán.[3]

Chính phủ hành pháp, bao gồm Thủ tướng và nội các, thường được tuyển chọn từ các thành viên Nghị viện, hầu hết là đại biểu Quốc hội. Sau cuộc tổng tuyển cử hoặc trong thời gian chức vụ Thủ tướng bị khuyết qua đời, từ chức hơặc truất phế, nhà vua sẽ lựa chọn Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ hợp hiến và được hỗ trợ từ Quốc hội. Trên thực tế Thủ tướng thường là lãnh đạo Đảng chiếm đa số trong Quốc hội. Thủ tướng đệ trình danh sách thành viên Nội các lên nhà vua. Các thành viên Nội các phải là thành viên Nghị viện. Trong trường hợp Thủ tướng mất tín nhiệm từ Quốc hội trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hoặc thất bại trong việc kiểm soát ngân sách, buộc phải tư vấn cho nhà vua để giải tán Quốc hội và tổ chức cuộc tổng tuyển cử hoặc nộp đơn từ chức lên nhà vua, và nhà vua sẽ bổ nhiệm Thủ tướng mới theo sự hỗ trợ của đa số các đại biểu trong Quốc hội. Vua có quyền chấp thuận hoặc bác bỏ giải tán Quốc hội. Nếu bác bỏ giải tán, nhà vua sẽ bổ nhiệm Thủ tướng mới theo sự hỗ trợ của đa số các đại biểu trong Quốc hội. Nội các trình bày chính sách của chính phủ và dự thảo luật trong các cuộc họp riêng. Các thành viên phải chấp thuận chịu "trách nhiệm chung" cho các quyết định được Nội các đưa ra, cho dù có thành viên không đồng ý; nếu thành viên không muốn chịu trách nhiệm về quyết định của chính phủ, thành viên ấy buộc phải từ chức. Hiến pháp không quy định người kế vị Thủ tướng, nhưng thực tế Phó Thủ tướng sẽ là quyền Thủ tướng khi Thủ tướng không đảm nhiệm được chức vụ như qua đời hay không đủ sức khỏe.[4]

Quá trình làm luật

Một dự thảo luật sẽ được xây dựng phần khung cơ bản thường do Chính phủ, hoặc Bộ với sự hỗ trợ của Tổng trưởng lý. Dự thảo sau khi được xây dựng sẽ được xem xét thảo luận chung trong Nội các. Sau đó được đệ trình lên Quốc hội, dự luật sẽ được phân phối tới các tất cả các thành viên.

Dự luật sẽ được thông qua 3 phiên họp:

  • Phiên họp thứ nhất giới thiệu dự luật
  • Phiên họp thứ 2 tranh luận và giải quyết vấn đề
  • Phiên họp thứ 3 thực hiện cuộc bỏ phiếu cho dự luật

Hầu hết các dự luật chỉ được thông qua với số phiếu đa số. Tuy nhiên trong một số trường hợp cần 2/3 số phiếu chẳng hạn như vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Sau khi Quốc hội thông qua dự luật sẽ trải qua 3 phiên họp tương tự với Thượng viện. Thượng viện có thể không thông qua dự luật. Tuy nhiên biện pháp chỉ có khả năng làm trì hoãn thời gian phê duyệt, có thể kéo dài tới 1 năm. Sau thời gian 1 năm, dự luật được coi là được Nghị viện chấp thuận.[5]

Nếu được thông qua dự luật sẽ được trình lên nhà vua trong vòng 30 ngày. Nếu nhà vua không đồng ý dự luật được đưa trở lại Quốc hội cùng với các đề xuất sửa đổi. Quốc hội sẽ phải xem xét lại dự luật và sau đó sẽ tiếp tục đệ trình nhà vua. Nhà vua có 30 ngày thông qua, quá thời hạn dự luật được coi đã phê duyệt và chính thức trở thành luật. Luật sẽ có hiệu lực khi chính phủ ban hành trên công báo.[6]

Chính phủ thường duy trì tính bảo mật của dự luật được thảo luận. Các nghị sĩ sẽ nhận được bản sao dự luật trước khi phiên họp thảo luận bắt đầu vài ngày. Trong một vài trường hợp bản sao dự luật được gửi tới cùng lúc nghị sĩ và đệ trình Quốc hội cùng ngày.

Các dự luật cũng được các thành viên Quốc đệ trình lên. Tuy nhiên, như hầu hết các cơ quan lập pháp khác trong hệ thống Westminster, chỉ có vài đại biểu Quốc hội thực sự giới thiệu dự luật. Quá trình này được giới thiệu bởi đại biểu của Quốc hội, sau đó sẽ diễn ra các phiên tranh luận trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra. Thượng nghị sĩ cũng có quyền đề xuất dự luật với Quốc hội. Nhưng chỉ có thành viên Chính phủ được đề xuất dự luật liên quan tới tài chính và điều này cần đệ trình Hạ viện trước.

Thường các dự luật do phe đối lập đề xuất thường bị đánh giá thấp bởi Quốc hội. Một số cho rằng các dự luật thường được thông qua Ủy ban Thường trực sửa đổi, và Chủ tịch Quốc hội sửa đổi trước khi được in bảo sao.